Mụn cám luôn là vấn đề khiến phụ nữ đặc biệt lo lắng. Bởi loại mụn này vừa nhiều, khó trị dứt điểm lại vừa dễ tái phát. Để loại bỏ nhân mụn cám, nhiều người đã nghĩ đến phương pháp nặn mụn. Thế nhưng mụn cám có nên nặn không? Nặn mụn cám liệu có sao không? Làm sao để nặn mụn đúng cách?

>> Hiệu quả trị mụn cám bằng baking soda

Mụn cám và nguyên nhân gây ra mụn cám

 

mụn cám có nên nặn không
Mụn cám thường xuất hiện ở mũi, má và cằm

Trước khi tìm hiểu về vấn đề mụn cám có nên nặn không chúng ta cần hiểu rõ thế nào là mụn cám và những nguyên nhân chủ yếu gây ra loại mụn này. Mụn cám là một dạng trứng cá xuất hiện trên da dưới dạng những nốt li ti và lần sần. Mụn cám rất nhỏ, kích thước chỉ bằng đầu đinh ghim và thường mọc ở má, trán, cằm, mũi. Mụn cám xuất hiện bên trong các lỗ chân lông, phần đầu mụn có màu đen do bị oxy hóa và phần bên trong màu trắng đục.

Nói về nguyên nhân xuất hiện mụn cám thì có thể kể đến các nguyên nhân cơ bản sau:

  • Do nội tiết tố Androgen ở tuyến nội tiết sinh dục (với nam là ở tinh hoàn còn với nữ là ở buồng trứng) và tuyến thượng thận. Nội tiết tố này tác động đến nội tiết tố tuyền giáp và nội tiết tố tăng trưởng, từ đó gây ra mụn cám.
  • Do tăng tiết bã nhờn ở trên da khiến lỗ chân lông bị bít tắc.
  • Do vi khuẩn gây ra, chủ yếu là vi khuẩn P.acnes.
  • Do yếu tố môi trường gây nên.
  • Do di truyền từ gia đình.

Mụn cám có nên nặn không?

 

mun-cam-co-nen-nan-khong-tai-sao-2
Mụn cám có nên nặn không?

Mụn cám luôn là vấn đề phiền phức đối với mọi người, nhất là với chị em phụ nữ. Để trị mụn cám có rất nhiều cách khác nhau. Trong đó, nhiều người nghĩ đến việc nặn mụn cám để lấy đi nhân mụn. Có thể xem đây như một phương pháp trị mụn cám hiện nay. Tuy nhiên về mức độ an toàn của nó thì còn cần phải xem xét lại. Đây cũng là nguyên nhân nhiều người đặt ra câu hỏi mụn cám có nên nặn không. Bởi vì việc nặn mụn cám mặc dù nhanh chóng lấy đi nhân mụn nhưng đồng thời cũng để lại rất nhiều nguy cơ gây hại cho da của bạn. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn không nên nặn mụn cám một cách tùy tiện.

Tác hại của việc nặn mụn cám đối với da

 

mun-cam-co-nen-nan-khong-tai-sao-3
Nặn mụn cám gây ra nhiều tác hại đối với làn da của bạn

Nặn mụn cám thường gây đau rát cho da: Đây là một trong những lý do khiến nhiều người băn khoăn trong việc mụn cám có nên nặn không. Khi tiến hành nặn mụn cám sẽ rất dễ khiến cho da bị đau rát và tổn thương bởi da mặt rất mỏng và dễ bị tổn thương. Khi nặn mụn sẽ dễ khiến da bị xước, thậm chí là chảy máu ở trên mặt.

Nặn mụn cám không phải là cách trị mụn tận gốc: Nếu bạn nghĩ rằng nặn mụn cám lấy đi nhân mụn, từ đó sẽ trị mụn tận gốc thì đó là một sai lầm. Nhân mụn cám rất nhỏ, mật độ phân bố lại dày đặc nên rất khó để điều trị mụn tận gốc được. Dù bạn nặn mụn và lấy đi nhân mụn thì cũng không thể đảm bảo mụn cám sẽ không mọc lại.

Nặn mụn cám có thể khiến mụn bị biến chứng nghiêm trọng hơn: Đây là một trong những tác hại của việc nặn mụn. Nếu như da bị xước, bị nhiễm trùng sau khi nặn mụn có thể dẫn đến mụn bọc, mụn đỏ rất nguy hiểm.

Nặn mụn cám khiến da bị thâm: Da bị thâm sau khi nặn mụn là điều thường thấy. Da mặt thường rất nhạy cảm, khi nặn sẽ khiến da bị xước, bị sưng và sau đó là để lại vết thâm. Tác hại này càng khiến nhiều người băn khoăn với việc mụn cám có nên nặn không hơn.

Làm sao để nặn mụn cám đúng cách?

 

mun-cam-co-nen-nan-khong-tai-sao-4
Quấn băng gạc vào đầu ngón tay để nặn mụn cám an toàn hơn

Mặc dù vấn đề mụn cám có nên nặn không gây nhiều tranh cãi và nhiều người cảm thấy e ngại với việc nặn mụn nhưng như vậy không có nghĩa là không ai áp dụng cách trị mụn cám tại nhà này. Nếu như bạn nhất định muốn nặn mụn cám thì cần phải tiến hành nặn mụn sao cho đúng cách và hạn chế thấp nhất những nguy cơ có thể xảy ra.

Quy trình nặn mụn cám đúng cách:

  • Vệ sinh thật sạch và khử trùng dụng cụ nặn mụn, rửa sạch tay bằng nước rửa tay chuyên dụng để loại bỏ hết vi khuẩn trên tay.
  • Vệ sinh vùng da cần nặn mụn, tiến hành xông hơi để cho lỗ chân lông giãn nở hơn.
  • Quấn hai đầu ngón tay dùng để nặn mụn bằng băng gạc sạch.
  • Khi nặn chỉ ấn nhẹ nhàng và dồn lực tập trung về đầu mụn. Không ấn quá mạnh vì sẽ làm sưng da và để lại sẹo.
  • Sau khi nặn mụn xong có thể boi dung dịch sát khuẩn để khử trùng vết thương.
  • Rửa mặt thật sạch lần nữa rồi thoa kem trị thâm sẹo lên nốt mụn mới nặn.

Nguồn bài viết: Tinhdauthom.vn – Số 1 tinh dầu tại Việt Nam